Tác động đối với các bên tham gia và kết quả Hiệp_định_Paris_1973

Phái đoàn quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia cuộc họp đầu tiên của Ủy ban liên hiệp quân sự 4 bên tại Trại Davis - Tân Sơn Nhất ngày 2 tháng 2 năm 1973

Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, giám đốc Học viện Ngoại giao, việc ký Hiệp định Paris chứng tỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đi đến thắng lợi từng bước và theo một cách đầy chiến lược. Đây là tiền đề để đi đến chiến thắng cuối cùng. Bên cạnh đó, đây cũng là một chiến thắng của ngoại giao nhân Việt Nam khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã huy động được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ-Trung Quốc thông qua Thông cáo Thượng Hải 1972 đã gây ra nhiều cản trở đối với tiến trình hòa bình, thống nhất của Việt Nam.[58]

Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với họ mặc dù họ tham gia ký kết và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. Hiệp định này đã buộc Hoa Kỳ phải rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình khỏi Việt Nam và Đông Dương. Diều này đã khiến Việt Nam Cộng hòa mất đi chỗ dựa chính và lún sâu vào khủng hoảng nhanh hơn.[59] Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được.

Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới. Bên cạnh đó, cam kết bí mật của Tổng thống Richard Nixon rằng sức mạnh không quân Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa quân trở lại miền Nam, cam kết mà Quốc hội Mỹ không hề hay biết và rất có thể sẽ phản đối nếu xảy ra[60]. Đối với quân đội Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến này một cách chính đáng.

Điều khoản uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này chỉ có cơ chế giám sát, khuyến nghị, báo cáo kết quả các cuộc điều tra là chủ yếu.

Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ, thống nhất Việt Nam thông qua phương thức chính trị. Hoa Kỳ thực sự muốn rút quân đội khỏi cuộc chiến và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó.

Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris liên quan đến Tổng tuyển cử, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam[61][62][63][64].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp_định_Paris_1973 http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/treat... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/pari... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/readersopin... http://peacemaker.un.org/lao-ceasefire73 http://www.vietnamembassy-finland.org/vnemb.vn/tin... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/1301...